Kinh Tế Quý 1 Có Tín Hiệu Phục Hồi Tốt

phát hưng thịnh

Mục lục

Kinh tế vừa có quý I tích cực nhất 4 năm, đạt 5,66%, cùng tín hiệu hồi phục đơn hàng, giúp các doanh nghiệp bắt đầu “nghĩ về lợi nhuận” sau một năm khó khăn.

Ông Lê Xuân Tân, thành viên ban giám đốc Công ty TNHH Gỗ Hạnh Phúc (Đồng Nai) kể, 3 tháng đầu năm, đơn hàng bắt đầu nhiều dần, có tín hiệu tăng trưởng.

“Nhân sự cũng quay lại. Chúng tôi sẽ tuyển dụng thêm, khả năng số lượng đến cuối năm sẽ quay về ngang 3-4 năm trước, gần 550 người”, ông Tân nói. Ông thừa nhận, các biến số địa chính trị, kinh tế còn nhiều, khả năng phục hồi của doanh nghiệp có thể đạt được năm nay, sau 2023 đầy khó khăn.

Tương tự, chủ một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nói, bắt đầu nghĩ về lợi nhuận. “Đơn hàng dồi dào hơn từ cuối quý IV năm ngoái đến nay. Chúng tôi tăng sản xuất ngày đêm nhằm đáp ứng khách hàng”, người này kể. Hai năm trước đó, doanh nghiệp này tăng trưởng âm, phải giảm bớt quy mô nhân lực, nhà xưởng.

Thực tế, nhìn vào bức tranh chung, kinh tế ba tháng đầu năm khởi sắc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP quý I ước tăng 5,66%, cao nhất cùng kỳ 4 năm (2020-2023).

“Mức tăng trưởng quý I được xem là khởi đầu tích cực cho kinh tế Việt Nam năm nay”, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định. Theo bà, đối chiếu với mục tiêu tại Nghị quyết phát triển kinh tế đưa ra đầu năm (quý I tăng 5,2-5,6%), kết quả hiện nay vượt kịch bản tốt nhất.

phát hưng thịnh

Công nghiệp và xây dựng vẫn là trụ đỡ cho tăng trưởng quý đầu năm, đạt 6,28%. Trong khi, nông, lâm thủy sản và dịch vụ cũng đạt mức khả quan, tuy nhiên, so với mục tiêu đều chưa bứt phá như kỳ vọng.

Quý I cũng chứng kiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sôi động hơn năm ngoái, trên 178 tỷ USD, tăng 15,5%. Xuất khẩu và nhập khẩu theo đó đều tăng với tốc độ tăng nhanh nhất kể từ 2021, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ với các sản phẩm điện tử và điện thoại, theo báo cáo của Ngân hàng UOB. Doanh số ngành bán dẫn tăng lên kể từ giữa năm 2023, cũng cho thấy xu hướng này sẽ tiếp diễn trong các quý còn lại của năm.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào Việt Nam đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ 2023. Vốn giải ngân trong quý hơn 4,6 tỷ USD, cho thấy xu hướng tích cực với mức tăng trên 7% so với cùng kỳ.

“Kinh tế phục hồi ngoài nhờ sản xuất, xuất khẩu, còn đến từ việc Việt Nam luôn là điểm đầu tư hấp dẫn”, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nói.

Bên cạnh niềm tin của nhà đầu tư ngoại, vốn FDI thực hiện, đăng ký tăng sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước vào những quý tới, gồm tăng trưởng việc làm và xây dựng, theo Ngân hàng UOB.

Các yếu tố tích cực khiến nhiều dự báo cho rằng kinh tế Việt Nam năm nay sẽ tăng trưởng 6-6,5%, có khả năng đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra.

phát hưng thịnh

Dù vậy, nền kinh tế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, quan ngại trong năm nay. Theo TS Nguyễn Quốc Việt, điểm đáng lưu ý lúc này là tình trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn cao. Thống kê cho thấy, bình quân mỗi tháng trong quý I có 24.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, trong khi số thành lập mới, quay lại hoạt động chỉ gần 20.000 đơn vị.

“Đây là chỉ báo cho thấy vốn đầu tư tư nhân trong nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm”, ông nói và nhìn nhận điều này tạo ra sự không bền vững khi FDI tăng lên còn doanh nghiệp nội địa co hẹp lại.

Báo cáo trước Chính phủ hôm 3/4, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, sức khỏe của doanh nghiệp còn yếu. Trong đó, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, nhu cầu thị trường thấp, cạnh tranh cao là khó khăn lớn nhất cho lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Điểm nữa cần chú ý, theo các chuyên gia, là lạm phát. Quý I, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. “Các chỉ số vĩ mô tương đối ổn định, vẫn có những dấu hiệu ảnh hưởng đến lạm phát trong các quý tiếp theo, như giá xăng dầu, một số hàng hóa cơ bản tăng. Chưa kể, áp lực về tỷ giá, giá vàng biến động tương đối trong thời gian qua”, ông Việt nói.

Áp lực lạm phát gia tăng, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, là hiện hữu. Tốc độ CPI bình quân có xu hướng tăng dần trong 3 tháng qua (tháng 1 là 3,37%, hai tháng đầu năm lên 3,67% và quý I tăng 3,77%). Rủi ro cân đối vĩ mô này còn đến từ tác động của điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, tăng lương từ 1/7, cộng hưởng với biến động giá xăng dầu, chi phí vận chuyển đường biển, hàng không thế giới.

phát hưng thịnh

Phía Ngân hàng UOB cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng nhanh gần đây có thể khiến Việt Nam thận trọng hơn trong bất kỳ thay đổi nào về chính sách lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được dự báo duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5%. Thay vì tiếp tục hạ lãi suất, Chính phủ chuyển trọng tâm sang các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân vay vốn.

Mặt khác, trong các tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng khá mờ nhạt (đạt 0,26%, tụt lại so với tốc độ 1,99% của cùng kỳ năm trước). Theo chuyên gia của ngân hàng này, nhu cầu tín dụng thấp do nhiều nguyên nhân và có thể phải cần một thời gian để trở lại trạng thái bình thường.

Cùng đó, sức mua giảm, người dân thắt chặt chi tiêu, cho thấy tâm lý thận trọng, tiết kiệm của doanh nghiệp, người dân trước khó khăn của nền kinh tế.

Ngoài những cân đối lớn, báo cáo cập nhật mới đây của World Bank nêu vấn đề quan ngại lớn của Việt Nam lúc này là thị trường bất động sản vẫn khó khăn, nhất là quy định, thủ tục phát triển nhà ở xã hội, trong khi chưa có các cải cách cần thiết về dịch vụ, đầu tư. Việt Nam cũng đối diện với vấn đề then chốt là năng suất cải thiện chậm, dẫn đến tăng trưởng đang được dự báo thấp hơn tiềm năng.

Ở khía cạnh này, TS Nguyễn Quốc Việt lưu ý, nhà chức trách cần theo dõi cẩn trọng, tránh lạm phát tăng làm hẹp dư địa cho chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ cho tăng trưởng bền vững trong các quý tiếp theo.

Sưu tầm

Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!!

Tìm kiếm

Liên hệ với chúng tôi

Mục lục

Quản lý vận hành tòa nhà là quá trình duy trì các hoạt động hàng ngày của một tòa nhà, nhằm đảm bảo hoạt động trơn tru, an toàn, hiệu quả của các hệ thống cơ sở hạ tầng và các tiện ích đi kèm. Công việc quản lý vận hành tòa nhà bao gồm nhiều khía cạnh, từ quản lý hệ thống điện, nước, đến việc bảo dưỡng thang máy, hệ thống thông gió, hệ thống an ninh và các dịch vụ hỗ trợ cho cư dân.

1. Quản lý tòa nhà là gì?

Quản lý tòa nhà là quá trình quản lý, điều hành và chăm sóc các hoạt động hàng ngày của một tòa nhà văn phòng hoặc chung cư bao gồm việc duy trì, bảo trì, quản lý ngân sách, giám sát an ninh, quản lý nhân viên, xử lý các vấn đề kỹ thuật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho cư dân và các đơn vị sử dụng trong tòa nhà.

2. Mục đích, tầm quan trọng của vận hành tòa nhà

a. Đảm bảo an toà

Quản lý tòa nhà cần đảm bảo an ninh và an toàn cho cư dân, nhân viên và tài sản trong tòa nhà thông qua việc triển khai các biện pháp an ninh, hệ thống an toàn, kiểm soát truy cập và các quy định liên quan.

b. Phòng tránh được rủi ro

Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà bao gồm rất nhiều máy móc, thiết bị khác nhau. Trong quá trình hoạt động có thể có nguy cơ gặp phải sự cố, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của cả tòa nhà. Lúc này đội ngũ quản lý vận hành tòa nhà sẽ xử lý, khắc phục sự cố nhanh nhất có thể để tránh nguy cơ xảy ra những điều không mong muốn.
Đội ngũ nhân sự vận hành tòa nhà văn phòng, chung cư cũng cần có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị trong tòa nhà định kỳ nhằm tăng tuổi thọ sử dụng và tiết kiệm được chi phí sửa chữa khi có vấn đề phát sinh.
Luôn kiểm tra thường xuyên khu vực máy móc vận hành để có thể phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người và tài sản.

c. Nâng cao giá trị tòa nhà

Quản lý vận hành tòa nhà không chỉ giúp hệ thống máy móc được vận hành trơn tru và an ninh được đảm bảo mà còn tạo ra môi trường cảnh quan chuyên nghiệp.
Việc quản lý vận hành tốt, chuyên nghiệp giúp tăng tính thẩm mỹ, vị thế cho tòa nhà. Thông qua đó sẽ nâng cao uy tín của chủ đầu tư trong mắt khách hàng và đối tác.

3. Công việc quản lý tòa nhà do ai chịu trách nhiệm

Trong ban quản lý tòa nhà sẽ có từng nhóm bộ phận phụ trách các công việc riêng của mình. Mỗi bộ phận sẽ có quản lý chịu trách nhiệm cho bộ phận mà mình phụ trách. Người chịu trách nhiệm lớn nhất cho các hoạt động vận hành là giám đốc ban quản lý tòa nhà.

Các bộ phận sẽ phải phối hợp với nhau nhịp nhàng để công tác vận hành được hoạt động trơn tru, không xảy ra sai sót:
– Giám sát an ninh khuôn viên tòa nhà, hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống an toàn khác.
– Lập kế hoạch bảo trì thiết bị máy móc tòa nhà thường xuyên.
– Giám sát ngân sách bảo trì, bảo dưỡng vận hành tòa nhà.
– Giám sát nhà thầu và kiểm tra chất lượng công việc hoàn thành.
– Linh động thuê nhân viên kỹ thuật hoặc nhà thầu khi cần thiết để bảo trì, sửa chữa tòa nhà.
– Đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên và đưa ra các phương án điều chỉnh.
– Đào tạo đội ngũ nhân viên để đảm bảo hoạt động của tòa nhà.
– Cung cấp các tiện ích phù hợp cho khách thuê
– Giải quyết các vấn đề phát sinh từ người thuê.
– Lưu trữ hồ sơ thông tin của khách thuê.
– Kiểm tra tòa nhà thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu hư hỏng hoặc hao mòn để xử lý.

Công tác quản lý, vận hành tòa nhà đòi hỏi sự thận trọng, chính xác từ các bộ phận. Do đó, yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm từ người quản lý, nhân viên kỹ thuật , … cần được đảm bảo các yếu tố sau:
– Kiến thức: Để giải quyết được các vấn đề trong công tác vận hành đòi hỏi người quản lý cần có kiến thức và được đào tạo đầy đủ về các vấn đề như vệ sinh, hành chính, quản lý tài chính, thông tin liên lạc, an ninh,… Từ đó, có thể đưa ra các phương án giải quyết chính xác, hiệu quả và tối ưu chi phí.
– Năng lực, phẩm chất: Năng lực quản lý là bắt buộc vì có rất nhiều đầu việc cần xử lý. Dó đó, cần có kế hoạch khoa học để quản lý được hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người quản lý cần phải có phẩm chất tốt để việc chỉ đạo công việc được công khai, minh bạch trung thực và rõ ràng.

4. Quản lý vận hành tòa nhà bao gồm những hạng mục nào?

– Dịch vụ quản lý vận hành bảo trì kỹ thuật:
Hệ thống điện nhẹ (camera, CCTV, âm thanh P/A, mạng LAN, điện thoại, báo cháy…)
Hệ thống điện nặng (tủ điện, ổ cắm, chiếu sáng…)
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống bơm
Hệ thống đường ống
Hệ thống xử lý, cấp thoát nước sinh hoạt
Hệ thống điều hòa không khí và thông gió, thang máy, máy phát điện
Hệ thống thiết bị vệ sinh

– Quản lý hành chính nhân sự
Để vận hành tòa nhà cần nhân sự ở các vị trí khác nhau. Bann quản lý có trách nhiệm tuyển dụng và ban hành các chế độ hợp lý cho nhân viên. Bên cạnh đó, giám sát các công việc, hoạt động của nhân sự để đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu về công việc chuyên môn của họ.

– Quản lý tài chính
Phí quản lý được khách hàng, cư dân đóng hàng tháng sẽ được giao cho ban quản lý nhằm chi trả các khoản: Tiền nước, điện chung, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa, , lương nhân viên, … Việc quản lý tài chính cần minh bạch, rõ ràng, hợp lý để đảm bảo chất lượng vận hành tòa nhà.

– Quản lý khách hàng
Quản lý khách hàng là quá trình chăm sóc khách hàng, giải quyết các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng, đây là một trong những công việc quan trọng mà ban quản lý đảm nhiệm. Việc quản lý tốt sẽ giúp tăng mức độ hài lòng nhằm giữ chân khách hàng, tăng uy tín của ban quản lý trong mắt chủ đầu tư và cư dân tòa nhà.

– Dịch vụ vệ sinh
Vệ sinh tòa nhà giúp giữ cho không gian sống sạch sẽ, tăng hiệu suất làm việc cho khách hàng, hình ảnh tòa nhà trông chuyên nghiệp hơn. Đây là công việc ban quản lý phải thực hiện hàng ngày nhằm mang lại sự thoải mái cho cư dân và khách hàng trong tòa nhà.

– Dịch vụ an ninh
An ninh là vấn đề quan trọng trong tòa nhà, việc đảm bảo an ninh sẽ giúp khách hàng và cư dân an tâm, tránh thất thoát tài sản. Ngoài ra, tạo môi trường sống và làm việc chuyên nghiệp, chất lượng cao.

5. Quy trình quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả

– Quản lý hợp đồng
– Quy trình công tác vệ sinh trong tòa nhà
– Triển khai công tác an ninh tòa nhà
– Quy trình quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật
– Thực hiện công tác quản lý tài chính
– Quy trình quản lý khách hàng

6. Những lưu ý khi tư vấn quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả

Việc quản lý vận hành tòa nhà rất phức tạp, do đó cần đơn vị có đủ chuyên môn, năng lực cao đảm nhiệm. Để vận hành hiệu quả cần lưu ý các vấn đề sau:
– Xây dựng kế hoạch và phương thức hoạt động một cách khoa học và tối ưu cho từng bộ phận đảm nhiệm
– Xây dựng giải pháp thực hiện công việc hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng và cả chủ đầu tư trong quá trình vận hành
– Xây dựng quy trình công việc hài hòa đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban liên quan, điều này sẽ giúp vận hành trơn tru giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế được tối đa những vấn đề phát sinh.
– Ứng dụng công nghệ, phần mềm hiện đại vào vận hành tòa nhà. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp công tác quản lý vận hành diễn ra nhanh hơn, giảm sức người, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý và tăng hiệu quả công việc cao hơn.
– Thực hiện vận hành tòa nhà theo đúng quy định của pháp luật

7. Phát Hưng Thịnh – Công ty cung cấp dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà cao cấp, chuyên nghiệp

Phát Hưng Thịnh là công ty quản lý vận hành tòa nhà chung cư có uy tín và chuyên nghiệp tại HCM. Với hơn 15 năm hình thành và phát triển, hiện nay Phát Hưng Thịnh đang cung cấp các dịch vụ quản lý tại nhiều tòa nhà chung cư có quy mô khác nhau ở HCM.
Đội ngũ nhân sự tại Phát Hưng Thịnh được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản, chuyên nghiệp, thái độ tận tâm, nhiệt tình với công việc sẽ làm hài lòng tất cả các khách hàng khó tính nhất.
Phát Hưng Thịnh minh bạch về chi phí và xử các vấn đề liên quan một cách chuyên nghiệp nhất. Công ty luôn đưa ra mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường nhưng vẫn giữ được chất lượng dịch vụ cao và hợp lí.
Công tác quản lý vận hành tòa nhà cực kỳ quan trọng. Do đó, bạn nên tìm đơn vị cung cấp dịch vụ càng uy tín, chất lượng như Phát Hưng Thịnh thì công tác quản lý vận hành tòa nhà sẽ diễn ra càng hiệu quả và nhanh chóng.
Tại Phát Hưng Thịnh, chúng tôi luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng.

Liên hệ ngay nhé!