Bộ Công Thương lưu ý về phí quản lý vận hành nhà chung cư

Mục lục

Trong điều khoản về việc thay đổi mức phí quản lý vận hành tại hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, cần phải có quy định về việc thỏa thuận trước với người tiêu dùng trước khi áp dụng mức phí mới.

Dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư tại khu X2 Đại Kim, quận Hoàng Mai. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Theo phản ánh của cơ quan truyền thông cũng như người tiêu dùng, tranh chấp về phí quản lý vận hành nhà chung cư đang là một trong những vấn đề nổi cộm.

Do vậy, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương đã đưa ra một số khuyến cáo người tiêu dùng cần lưu ý để tránh những đáng tiếc xảy ra.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư, vấn đề phí quản lý vận hành nhà chung cư cần được quy định rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư để các bên cùng thực hiện. Vì thế, cần có thông tin cụ thể về giá dịch vụ như đơn giá, mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.

Bởi, theo quy định tại Điều 30, Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng, trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành do chủ đầu tư quyết định và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ.

Cũng theo quy định tại điều này, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng VND và tính trên mỗi mét vuông diện tích sử dụng căn hộ, hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư xác định theo diện tích thông thủy.

Do vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, chủ đầu tư cần quy định rõ trong hợp đồng mức phí quản lý vận hành nhà chung cư phù hợp với quy định trên, để các bên cùng thực hiện trong thời gian kể từ thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng đến khi tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu.

[TP Hồ Chí Minh giải quyết nhiều vướng mắc trong quản lý nhà chung cư]

Ngoài ra, đối với quy định về việc thay đổi mức phí quản lý vận hành, theo quy định tại Điều 16, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không có hiệu lực trong trường hợp, điều khoản đó cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Vì thế, điều khoản về việc thay đổi mức phí quản lý vận hành trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư cần phải có quy định về việc thỏa thuận trước với người tiêu dùng trước khi áp dụng mức phí mới.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 30, Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định theo quy định tại Điều 106 của Luật Nhà ở, được căn cứ vào từng nhà chung cư và trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành.

Do vậy, việc thay đổi giá dịch vụ quản lý vận hành phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 106 Luật Nhà ở; căn cứ vào thực tế, đặc điểm riêng của từng nhà chung cư và trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành.

Mặt khác, trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về mức trần đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, mức giá mới không được vượt quá mức giá trần theo quy định.

Bên cạnh đó, danh mục công việc, dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 10, Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Cụ thể, Khoản 1, Điều 10, Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định: “Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư….”

Khi chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý vận hành nhà chung cư. Trường hợp nhà chung cư có thang máy mà chủ đầu tư không đủ điều kiện về chức năng, năng lực phải thuê đơn vị có đủ điều kiện về chức năng, năng lực theo quy định để thực hiện việc quản lý vận hành.

Cũng theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, giai đoạn kể từ khi tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, người tiêu dùng cần lưu ý việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 27, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD.

Theo đó, trường hợp nhà chung cư không có thang máy, hội nghị nhà chung cư tự quyết định việc quản lý vận hành theo hình thức tự quản hoặc thuê đơn vị có đủ điều kiện về chức năng, năng lực thực hiện quản lý vận hành.

Hơn nữa, với nhà chung cư có thang máy mà chủ đầu tư có đủ điều kiện về chức năng, năng lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Luật Nhà ở và có nhu cầu tham gia quản lý vận hành Ban quản trị nhà chung cư và chủ đầu tư thương thảo để chủ đầu tư tiếp tục ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư….

Đặc biệt, mức phí quản lý vận hành nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 1, Điều 30, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD./.

Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)

Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!!

Tìm kiếm

Liên hệ với chúng tôi

Mục lục

Quản lý vận hành tòa nhà là quá trình duy trì các hoạt động hàng ngày của một tòa nhà, nhằm đảm bảo hoạt động trơn tru, an toàn, hiệu quả của các hệ thống cơ sở hạ tầng và các tiện ích đi kèm. Công việc quản lý vận hành tòa nhà bao gồm nhiều khía cạnh, từ quản lý hệ thống điện, nước, đến việc bảo dưỡng thang máy, hệ thống thông gió, hệ thống an ninh và các dịch vụ hỗ trợ cho cư dân.

1. Quản lý tòa nhà là gì?

Quản lý tòa nhà là quá trình quản lý, điều hành và chăm sóc các hoạt động hàng ngày của một tòa nhà văn phòng hoặc chung cư bao gồm việc duy trì, bảo trì, quản lý ngân sách, giám sát an ninh, quản lý nhân viên, xử lý các vấn đề kỹ thuật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho cư dân và các đơn vị sử dụng trong tòa nhà.

2. Mục đích, tầm quan trọng của vận hành tòa nhà

a. Đảm bảo an toà

Quản lý tòa nhà cần đảm bảo an ninh và an toàn cho cư dân, nhân viên và tài sản trong tòa nhà thông qua việc triển khai các biện pháp an ninh, hệ thống an toàn, kiểm soát truy cập và các quy định liên quan.

b. Phòng tránh được rủi ro

Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà bao gồm rất nhiều máy móc, thiết bị khác nhau. Trong quá trình hoạt động có thể có nguy cơ gặp phải sự cố, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của cả tòa nhà. Lúc này đội ngũ quản lý vận hành tòa nhà sẽ xử lý, khắc phục sự cố nhanh nhất có thể để tránh nguy cơ xảy ra những điều không mong muốn.
Đội ngũ nhân sự vận hành tòa nhà văn phòng, chung cư cũng cần có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị trong tòa nhà định kỳ nhằm tăng tuổi thọ sử dụng và tiết kiệm được chi phí sửa chữa khi có vấn đề phát sinh.
Luôn kiểm tra thường xuyên khu vực máy móc vận hành để có thể phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người và tài sản.

c. Nâng cao giá trị tòa nhà

Quản lý vận hành tòa nhà không chỉ giúp hệ thống máy móc được vận hành trơn tru và an ninh được đảm bảo mà còn tạo ra môi trường cảnh quan chuyên nghiệp.
Việc quản lý vận hành tốt, chuyên nghiệp giúp tăng tính thẩm mỹ, vị thế cho tòa nhà. Thông qua đó sẽ nâng cao uy tín của chủ đầu tư trong mắt khách hàng và đối tác.

3. Công việc quản lý tòa nhà do ai chịu trách nhiệm

Trong ban quản lý tòa nhà sẽ có từng nhóm bộ phận phụ trách các công việc riêng của mình. Mỗi bộ phận sẽ có quản lý chịu trách nhiệm cho bộ phận mà mình phụ trách. Người chịu trách nhiệm lớn nhất cho các hoạt động vận hành là giám đốc ban quản lý tòa nhà.

Các bộ phận sẽ phải phối hợp với nhau nhịp nhàng để công tác vận hành được hoạt động trơn tru, không xảy ra sai sót:
– Giám sát an ninh khuôn viên tòa nhà, hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống an toàn khác.
– Lập kế hoạch bảo trì thiết bị máy móc tòa nhà thường xuyên.
– Giám sát ngân sách bảo trì, bảo dưỡng vận hành tòa nhà.
– Giám sát nhà thầu và kiểm tra chất lượng công việc hoàn thành.
– Linh động thuê nhân viên kỹ thuật hoặc nhà thầu khi cần thiết để bảo trì, sửa chữa tòa nhà.
– Đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên và đưa ra các phương án điều chỉnh.
– Đào tạo đội ngũ nhân viên để đảm bảo hoạt động của tòa nhà.
– Cung cấp các tiện ích phù hợp cho khách thuê
– Giải quyết các vấn đề phát sinh từ người thuê.
– Lưu trữ hồ sơ thông tin của khách thuê.
– Kiểm tra tòa nhà thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu hư hỏng hoặc hao mòn để xử lý.

Công tác quản lý, vận hành tòa nhà đòi hỏi sự thận trọng, chính xác từ các bộ phận. Do đó, yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm từ người quản lý, nhân viên kỹ thuật , … cần được đảm bảo các yếu tố sau:
– Kiến thức: Để giải quyết được các vấn đề trong công tác vận hành đòi hỏi người quản lý cần có kiến thức và được đào tạo đầy đủ về các vấn đề như vệ sinh, hành chính, quản lý tài chính, thông tin liên lạc, an ninh,… Từ đó, có thể đưa ra các phương án giải quyết chính xác, hiệu quả và tối ưu chi phí.
– Năng lực, phẩm chất: Năng lực quản lý là bắt buộc vì có rất nhiều đầu việc cần xử lý. Dó đó, cần có kế hoạch khoa học để quản lý được hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người quản lý cần phải có phẩm chất tốt để việc chỉ đạo công việc được công khai, minh bạch trung thực và rõ ràng.

4. Quản lý vận hành tòa nhà bao gồm những hạng mục nào?

– Dịch vụ quản lý vận hành bảo trì kỹ thuật:
Hệ thống điện nhẹ (camera, CCTV, âm thanh P/A, mạng LAN, điện thoại, báo cháy…)
Hệ thống điện nặng (tủ điện, ổ cắm, chiếu sáng…)
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống bơm
Hệ thống đường ống
Hệ thống xử lý, cấp thoát nước sinh hoạt
Hệ thống điều hòa không khí và thông gió, thang máy, máy phát điện
Hệ thống thiết bị vệ sinh

– Quản lý hành chính nhân sự
Để vận hành tòa nhà cần nhân sự ở các vị trí khác nhau. Bann quản lý có trách nhiệm tuyển dụng và ban hành các chế độ hợp lý cho nhân viên. Bên cạnh đó, giám sát các công việc, hoạt động của nhân sự để đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu về công việc chuyên môn của họ.

– Quản lý tài chính
Phí quản lý được khách hàng, cư dân đóng hàng tháng sẽ được giao cho ban quản lý nhằm chi trả các khoản: Tiền nước, điện chung, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa, , lương nhân viên, … Việc quản lý tài chính cần minh bạch, rõ ràng, hợp lý để đảm bảo chất lượng vận hành tòa nhà.

– Quản lý khách hàng
Quản lý khách hàng là quá trình chăm sóc khách hàng, giải quyết các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng, đây là một trong những công việc quan trọng mà ban quản lý đảm nhiệm. Việc quản lý tốt sẽ giúp tăng mức độ hài lòng nhằm giữ chân khách hàng, tăng uy tín của ban quản lý trong mắt chủ đầu tư và cư dân tòa nhà.

– Dịch vụ vệ sinh
Vệ sinh tòa nhà giúp giữ cho không gian sống sạch sẽ, tăng hiệu suất làm việc cho khách hàng, hình ảnh tòa nhà trông chuyên nghiệp hơn. Đây là công việc ban quản lý phải thực hiện hàng ngày nhằm mang lại sự thoải mái cho cư dân và khách hàng trong tòa nhà.

– Dịch vụ an ninh
An ninh là vấn đề quan trọng trong tòa nhà, việc đảm bảo an ninh sẽ giúp khách hàng và cư dân an tâm, tránh thất thoát tài sản. Ngoài ra, tạo môi trường sống và làm việc chuyên nghiệp, chất lượng cao.

5. Quy trình quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả

– Quản lý hợp đồng
– Quy trình công tác vệ sinh trong tòa nhà
– Triển khai công tác an ninh tòa nhà
– Quy trình quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật
– Thực hiện công tác quản lý tài chính
– Quy trình quản lý khách hàng

6. Những lưu ý khi tư vấn quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả

Việc quản lý vận hành tòa nhà rất phức tạp, do đó cần đơn vị có đủ chuyên môn, năng lực cao đảm nhiệm. Để vận hành hiệu quả cần lưu ý các vấn đề sau:
– Xây dựng kế hoạch và phương thức hoạt động một cách khoa học và tối ưu cho từng bộ phận đảm nhiệm
– Xây dựng giải pháp thực hiện công việc hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng và cả chủ đầu tư trong quá trình vận hành
– Xây dựng quy trình công việc hài hòa đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban liên quan, điều này sẽ giúp vận hành trơn tru giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế được tối đa những vấn đề phát sinh.
– Ứng dụng công nghệ, phần mềm hiện đại vào vận hành tòa nhà. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp công tác quản lý vận hành diễn ra nhanh hơn, giảm sức người, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý và tăng hiệu quả công việc cao hơn.
– Thực hiện vận hành tòa nhà theo đúng quy định của pháp luật

7. Phát Hưng Thịnh – Công ty cung cấp dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà cao cấp, chuyên nghiệp

Phát Hưng Thịnh là công ty quản lý vận hành tòa nhà chung cư có uy tín và chuyên nghiệp tại HCM. Với hơn 15 năm hình thành và phát triển, hiện nay Phát Hưng Thịnh đang cung cấp các dịch vụ quản lý tại nhiều tòa nhà chung cư có quy mô khác nhau ở HCM.
Đội ngũ nhân sự tại Phát Hưng Thịnh được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản, chuyên nghiệp, thái độ tận tâm, nhiệt tình với công việc sẽ làm hài lòng tất cả các khách hàng khó tính nhất.
Phát Hưng Thịnh minh bạch về chi phí và xử các vấn đề liên quan một cách chuyên nghiệp nhất. Công ty luôn đưa ra mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường nhưng vẫn giữ được chất lượng dịch vụ cao và hợp lí.
Công tác quản lý vận hành tòa nhà cực kỳ quan trọng. Do đó, bạn nên tìm đơn vị cung cấp dịch vụ càng uy tín, chất lượng như Phát Hưng Thịnh thì công tác quản lý vận hành tòa nhà sẽ diễn ra càng hiệu quả và nhanh chóng.
Tại Phát Hưng Thịnh, chúng tôi luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng.

Liên hệ ngay nhé!